Công việc trọng tâm của kế toán nội bộ

20/03/2015 08:52

công việc của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là gì? Và công việc của kế toán nội bộ bao gồm những gì?

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là phải bạn phải tập hợp được tất cả các phát sinh thực tế của Doanh nghiệp kể cả những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, từ đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp.

Các bạn cần có những lý thuyết cơ bản về nguyên lý kế toán, và chút kinh nghiệm kế toán thực tế hay đã được đào tạo qua một khóa học kế toán thực hành thực tế để tăng thêm kinh nghiệm.

Với những kinh nghiệm thực tế của mình chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những công việc mà kế toán nội bộ cần làm:
1. Công tác kiểm kê tài sản

- Là công việc quan trọng nhất. Số liệu kiểm kê sẽ là căn cứ để kế toán kiểm tra, đối chiếu các số liệu được theo dõi trên sổ sách trong 1 năm.
- Căn cứ theo Quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê của Giám đốc, các thành viên trong Hội đồng kiểm kê sẽ tiến hành kiếm kê. 
- Việc kiểm kê có thể kéo dài từ vài ngày đến một tháng tùy theo Quy mô của Công ty và tình hình Quản lý hiện vật của đơn vị. Căn cứ vào tình hình thực tế Quản lý và kinh nghiệm từ các năm trước để đơn vị bố trí thời gian kiểm kê sớm hoặc muộn. Hội đồng Kiểm kê có trách nhiệm ghi đúng, đủ các nội dung của cuộc kiểm kê, ký vào Biên bản kiểm kê trình Ban Giám đốc, đưa ra nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý khi có sự chênh lệch thừa/thiếu so với sổ sách kế toán theo dõi.
Các tài sản cần kiểm kê gồm :
Quỹ tiền mặt.
Công cụ dụng cụ;
Hàng hoá vật tư;
Tài sản cố định;

2. Công tác ngân hàng:
Lấy sổ phụ/sổ chi tiết tài khoản tại từng ngân hàng mà đơn vị đã đăng ký mở tài khoản để làm căn cứ khóa sổ kế toán cuối kỳ.
Lên kế hoạch vay vốn và chuẩn bị các hồ sơ cần thiết nếu có yêu cầu vay vốn để thanh toán các khoản chi cuối năm.

kế toán nội bộ
3. Tổng hợp công nợ mua – bán và chuẩn bị kế hoạch thanh toán:
- Căn cứ vào số liệu của kế toán công nợ, kế toán thanh toán chuẩn bị sẵn các chứng từ thanh toán, đảm bảo việc thanh toán (sau khi được duyệt) diễn ra nhanh chóng trong khoảng thời gian gấp rút cuối năm.
- Kế toán công nợ tổng hợp các khoản phải thu – phải trả, kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ phải thanh toán, kiểm tra các phần mua hàng nhưng chưa có hóa đơn về. Soát xét thời hạn thanh toán cũng như mức độ cần thiết phải thanh toán của từng khoản công nợ.
- Tập hợp các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn thu hồi, các giấy tờ có giá đã đến hạn được thanh toán, có thể thu hồi, các khoản đầu tư, liên doanh, liên kết…
- Tổng hợp các khoản phải thu – phải trả của các đơn vị nội bộ.
- Đối chiếu công nợ và gửi thư xác nhận công nợ cuối kỳ với các khách hàng. Số liệu đối chiếu công nợ không chỉ là số liệu làm căn cứ lên kế hoạch thanh toán mà còn là cơ sở để kế toán khóa sổ cuối kỳ.
4. Tổng hợp công nợ nội bộ:
- Tổng hợp các khoản tiền lương và các khoản liên quan đến người lao động trong năm, đã thanh toán/còn nợ/phải thu hồi, xử lý.
- Căn cứ vào quy định của doanh nghiệp, kế toán tổng hợp tiền lương cho nhân viên trong đơn vị (theo thời gian hoặc theo sản phẩm), các khoản sắp phải chi, đối ứng với các khoản tạm ứng đến thời hạn thu hồi nhưng chưa thu hồi.
- Rà soát lại những khoản chi cho người lao động trong năm chưa thực hiện, các khoản thuế, bảo hiểm khấu trừ còn chưa thực hiện.
- Đề xuất các khoản tiền thưởng, tiền lương tháng 13 cho giám đốc.
Ngoài ra các bạn muốn làm thành thạo những công việc này chúng tôi có những khóa học kế toán dành cho các bạn với nhiều ưu đãi và với những giảng viên đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế sẽ giúp các bạn thành công hơn.

Thong ke