Những con số mà chủ doanh nghiệp bắt buộc phải biết

17/01/2017 15:35

Khi làm chủ một doanh nghiệp thì có quá nhiều thứ mà một người lãnh đạo phải làm và để giảm bớt gánh nặng đó thì họ sẽ có những phó giám đốc,  phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tài chính – kế toán,… Và sau khi hoàn thành việc của mình thì họ sẽ trình lên người lãnh đạo những con số. Để tránh tình trạng nhìn số mà không biết nó nói lên điều gì thì người lãnh đạo buộc phải biết cách nhìn và hiểu nó. Sau đây là những con số mà khi làm chủ doanh nghiệp chúng ta bắt buộc biết

 

1. Số tiền mà doanh nghiệp thu được mỗi năm (doanh thu hàng năm )

 

Số tiền mà doanh nghiệp thu được mỗi năm (doanh thu hàng năm )

Số tiền mà doanh nghiệp thu được mỗi năm (doanh thu hàng năm )

- Số tiền mà doanh nghiệp thu được mỗi năm hay còn gọi là doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp thu được thông qua các hoạt động bán hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

- Trong đó:

+  Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ do khách hàng mang lại. Đây là số liệu quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ngoài ra còn có doanh thu từ những hoạt động khác

=> Vì vậy, chủ doanh nghiệp phải phân biệt được doanh thu bán hàng với những loại doanh thu khác và biết được rằng doanh thu bán hàng hằng năm không được tính theo năm dương lịch mà được xác định dựa trên kỳ kế toán năm tính theo năm tài chính.

- Theo như Luật Kế toán quy định, kỳ kế toán năm là mười hai tháng, tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. Tuy nhiên vẫn có thể tính theo cách khác phụ thuộc vào đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tính từ ngày 1 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau.

 

2. Tỷ lệ lãi gộp (hệ số biên lợi nhuận gộp)

 

Tỷ lệ lãi gộp (hệ số biên lợi nhuận gộp)

Tỷ lệ lãi gộp (hệ số biên lợi nhuận gộp)

- Tỷ lệ lãi gộp được hiểu là với mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập cho doanh nghiệp, thể hiện thành tỷ lệ phần trăm. Đây là một chỉ số rất hữu ích, có ý nghĩa khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác. Hoặc cũng có thể được sử dụng để so sánh hiệu quả hiện tại của công ty bạn với quá khứ, đặc biệt là tại các thị trường mà giá cả hàng hóa của bạn có thể biến động đáng kể.

+  Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn nguyên nhân có thể là do doanh thu tăng trong khi giá vốn không đổi (nỗ lực đáng khen ngợi của doanh nghiệp do chính sách bán hàng tốt, sử dụng chi phí sản xuất hợp lý...); hoặc do giá vốn hàng bán giảm nhưng doanh thu tăng (có nghĩa là doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất sản phẩm, hạ được giá thành mà chất lượng vẫn đảm bảo.

+ Chỉ số này được tính bằng công thức sau:

 

Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lợi nhuận gộp/Doanh thu = (DT - GVHB)/Doanh thu

 

>>> Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng những cách sau

>>> Lợi nhuận là gì? Cách phân phối và sử dụng lợi nhuận doanh nghiệp

 

3. Tổng chi phí/lợi nhuận gộp

 

Tổng chi phí/lợi nhuận gộp

Tổng chi phí/lợi nhuận gộp

- Lợi nhuận gộp là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu thuần trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ giá vốn hàng bán.

-Tổng chi phí là toàn bộ những khoản tiền chi trả cho toàn bộ các hoạt động phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ,.. tạo doanh thu cho doanh nghiệp.

>>> Những mẹo tiết kiệm chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp vô cùng hữu hiệu

- Tỷ lệ chi phí/lợi nhuận gộp cho bạn biết được những chi phí mà bạn bỏ ra chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng mức lợi nhuận thu được, bởi "bạn thanh toán các hóa đơn bằng lợi nhuận mà công ty kiếm được, không phải từ tổng doanh thu",  theo Lemonis nói

- Ngọc Anh -

>>> Những sai lầm mà các chủ đầu tư doanh nghiệp nhỏ thường mắc phải

>>> Muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi bạn không nên bỏ qua bài viết sau

>>> Những công việc kế toán cần làm với doanh nghiệp mới thành lập

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Đào tạo kế toán tổng hợp tại Hà Nội

>>> Các khóa học kế toán ngắn hạn

>>> Học phần mềm kế toán misa

Thong ke