Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

01/08/2015 15:23

Thủ tục hải quan là nội dung các công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại , bao gồm:

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình chuyển khẩu

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh theo loại hình xuất nhập khẩu biên giới;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân (không có mã số thuế/ xuất nhập khẩu), của cá nhân;

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất;

• Hàng hoá đưa vào đưa ra kho bảo thuế;

• Hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ triển lãm;

• Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.

• Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng

Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan;

• Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;

• Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan bộ hồ sơ hải quan gồm các chứng từ sau:

Đối với hàng xuất khẩu:

• Tờ khai hải quan: 02 bản chính Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung thêm các chứng từ sau:

• Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao;

• Trường hợp hàng phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);

• Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công: Bản định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng : 01 bản chính ( chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu đó);

• Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính Đối với hàng hoá nhập khẩu:

• Tờ khai hải quan: 02 bản chính

• Hợp đồng mua bán hàng hía hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao ( trừ hàng hoá nêu ở điểm 5, 7 và 8 mục I, phần B); • Hoá đơn thương mại ( trừ hàng hoá nêu tại điểm 8, mục I phần B): 01 bản chính, và 01 bản sao;

• Vận tải đơn ( trừ hàng hoá nêu tại điểm 7, mục I phần B): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy; Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ hải quan được bổ sung 3
thêm các chứng từ sau:

• Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất Bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao;

• Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp 01 bản chính;

• Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám định: Chứng thư giám định: 01 bản chính.

• Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai Tờ khai trị giá: Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính;

• Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền: 01 bản ( là bản chính nếu nhập khẩumột lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu);

• Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ( C/O): 01 bản gốc và 01 bản sao thứ 3.

• Nếu hàng hoá nhập khẩu có tổng trị giá lô hàng ( FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;

• Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản chính.

 

Thong ke