4 bước xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam

30/12/2016 15:04

Hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám” do số lượng lao động có xu hướng gia nhập thị trường lao động quốc tế ngày càng tăng. Một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người lao động lại không muốn làm việc tại quê hương mà phải đi ra nước ngoài” Các nhà tuyển dụng trong nước cần có biện pháp gì để giữ chân những nhân tai không ra nước ngoài làm việc? Và câu trả lời chính là xây dựng thương hiệu để nâng cấp sự thu hút đối với nhân tài

Xây dựng , quảng bá thương hiệu tuyển dụng (employer branding) là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giữ chân cũng như thu hút các nhân tài đến với các nhà tuyển dụng trong nước. Bao gồm bốn bước sau:

1. Kiểm định lại tình hình công ty 

 

Kiểm định lại tình hình công ty 

Kiểm định lại tình hình công ty

- Việc đầu tiên không thể thiếu trong chiến dịch xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua đó là việc thăm dò thị trường và kiểm định lại những điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình so với các đối thủ. Bên cạnh việc khảo sát nhận thức của người lao động về thương hiệu của công ty qua các kênh khảo sát trực tuyến, các nhà tuyển dụng có thể xây dựng cả  khảo sát  giấy gửi đến nhân viên nội bộ để tìm hiểu về mức độ hài lòng khi làm việc. Từ đó, có chiến lược xây dựng những yếu tố thu hút ứng viên đến với công ty

2. Xác định thông điệp doanh nghiệp muốn truyền đạt

 

Xác định thông điệp doanh nghiệp muốn truyền đạt

Xác định thông điệp doanh nghiệp muốn truyền đạt

- Bước thứ hai trong chiến dịch xây dựng thương hiệu là doanh nghiệp cần xác định được thông điệp truyền thông để có thể hỗ trợ tốt nhất cho giá trị của công ty. Những thông điệp muốn truyền tải phải có sự nhất quán chặt chẽ giữa tính chất công việc với chế độ đãi ngộ người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp. Việc xây dựng thông điệp truyền thông không chỉ giúp các nhà tuyển dụng thu hút được ứng viên mà còn có thể giữ chân những nhân tài hiện tại. Và điều cuối cùng mà thông điệp cần có là nó phải phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của doanh nghiệp.

3. Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp

 

Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp

Truyền thông thương hiệu doanh nghiệp

- Hình thức truyền thông qua báo in, quảng cáo ngoài trời, người đại diện thương hiệu và quan hệ công chúng là những các mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc mức độ phù hợp và tính hiệu quả đến với các đối tượng ứng viên lao động. VÀ quan trọng hơn cả là tính khả thi và đồng bộ với bối cảnh của doanh nghiệp.

4. Đánh giá khách quan lại mức độ phủ sóng thương hiệu truyền thông

 

Đánh giá khách quan lại mức độ phủ sóng thương hiệu truyền thông

Đánh giá khách quan lại mức độ phủ sóng thương hiệu truyền thông

- Muốn biết truyền thông thương hiệu có hiệu quả hay không thì các nhà tuyển dụng cần một phương tiện đo lường hợp lý. Để độ đánh giá được khách quan nhất, doanh nghiệp cần tạo những số liệu, con số cụ thể có thể đo lường được cho từng chiến dịch, ví dụ như số lượng người xem xem, số lượng ứng tuyển. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tham chiếu số liệu của cùng lĩnh vực để đánh giá khách quan hơn.

- Ngọc Anh -

>>> Các phương pháp định giá doanh nghiệp dân kế nhà ta cần phải biết

>>> Bí mật bạn nên biết "Định giá doanh nghiệp"

>>> Quy định mới về con dấu của doanh nghiệp

Thông tin các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:
>>> dạy kế toán ở Hà Đông
>>> học kế toán ở đâu đống đa
>>> học kế toán tại cầu giấy
>>> địa chỉ học kế toán tại hoàng mai
Thong ke