Khóa học
Khoá học phần mềm kế toán Misa trong doanh nghiệp Sản xuất
Thời gian toàn khóa học: 15-25 buổi
Lịch học: Linh động
Khai giảng: 16/01/2016
Kết thúc khóa học: 16/01/2016
sort_description: Khoá học được đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, đảm bảo học viên học thành thạo mới kết thúc, không giới hạn số buổi học
Học phí gốc: 1.100.000 VNĐ
Khuyến mãi: 30 %
Học phí: 770.000 VNĐ
Quy trình học phần mềm kế toán Misa 2015 trong doanh nghiệp Sản xuất
I. Khai báo các thông tin ban đầu.
- Khai báo các bộ phận, Phòng ban trong DN -> Danh mục / Cơ cấu tổ chức/ Thêm.
- Khai báo khách hàng -> Danh mục / Đối tượng / Khách hàng / Thêm.
- Khai báo nhà cung cấp -> Danh mục / Đối tượng / Nhà cung cấp / Thêm.
- Khai báo nhân viên trong DN -> Danh mục / Đối tượng / Nhân viên / Thêm. Khai báo loại công cụ dụng cụ -> Danh mục / Loại Công cụ dụng cụ
- Khai báo vật tư hàng hóa -> Danh mục / Vật tư hàng hóa / Vật tư hàng hóa / Thêm.
- Khai báo Kho -> Danh mục / Vật tư hàng hóa / Kho / Thêm
- Khai báo các tài khoản ngân hàng trong DN -> Danh mục / Ngân hàng / Tài khoản ngân hàng / Thêm.
- Khai báo các đối tượng tập hợp chi phí -> Danh mục / Khai báo Đối tượng Tập hợp chi phí / Thêm
II. Khai báo số dư đầu kỳ.
- Khai báo số dư tài khoản ngân hàng -> Nghiệp vụ / Nhập số dư ban đầu/ Số dư tài khoản ngân hàng / Nhập số dư.
- Khai báo số dư công nợ khách hàng -> Nghiệp vụ / Nhập số dư ban đầu/ công nợ khách hàng / nhập số dư.
- Khai báo số dư công nợ nhà cung cấp -> Nghiệp vụ / Nhập số dư ban đầu/ công nợ nhà cung cấp / nhập số dư.
- Khai báo số dư hàng tồn kho -> Nghiệp vụ / Nhập số dư ban đầu / Tồn kho vật tư, hàng hóa / Nhập tồn kho.
- Khai báo số các tài khoản -> Nghiệp vụ / Nhập số dư ban đầu / Số dư tài khoản / Nhập số dư.
- Khai báo TSCĐ đầu kỳ -> Nghiệp vụ / Tài sản cố định / Khai báo tài sản đầu kỳ.
- Khai báo CCDC đầu kỳ -> Nghiệp vụ / Công cụ dụng cụ / Khai báo CCDC đầu kỳ.
III. Hàng ngày cập nhật các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến DN Sản xuất.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt:
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu tiền mặt -> Nghiệp vụ / Quỹ / Thu tiền.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi tiền mặt -> Nghiệp vụ / Quỹ / Chi tiền.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu tiền gửi ngân hàng -> Nghiệp vụ / Ngân hàng / Thu tiền.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi tiền gửi ngân hàng -> Nghiệp vụ / Ngân hàng / Chi tiền.
- Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến mua hàng.
- Mua vật tư về nhập kho -> Nghiệp vụ / Mua hàng / Chứng từ mua hàng hóa.
- Các hóa đơn mua dịch vụ ( xăng xe, điện thoại, VPP...) -> Nghiệp vụ / Mua hàng / Chứng từ mua dịch vụ.
- Mua sắm TSCĐ gồm 2 bước:
- Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ -> Nghiệp vụ / Mua hàng / Chứng từ mua dịch vụ.
- Bước 2: Ghi tăng TSCĐ -> Nghiệp vụ / Tài sản cố định / Ghi tăng.
- Mua Công cụ dụng cụ đưa luôn vào sử dụng gồm 2 bước:
- Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua CCDC -> Nghiệp vụ / Quỹ / Chi tiền.
- Bước 2: Ghi tăng CCDC -> Nghiệp vụ / Công cụ dụng cụ / Ghi tăng.
- Các phiếu xuất kho vật tư cho sản xuất.
- Nghiệp vụ / Kho / Nhập kho hoặc Xuất kho.
IV. Các nghiệp vụ cuối tháng.
- Tính lương, BHXH, Thuế TNCN -> Nghiệp vụ / Thêm mới
- Tính giá xuất kho của vật tư -> Nghiệp vụ / Kho / Tính giá xuất kho.
- Tính khấu hao -> Nghiệp vụ / Tài sản cố định / Tính khấu hao.
- Phân bổ chi phí CCDC -> Nghiệp vụ / Công cụ dụng cụ /Phân bổ chi phí.
Tại Phân hệ Thuế gồm 2 bước:
- Bước 1: Lập tờ khai thuế GTGT -> Nghiệp vụ / Thuế / Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (01/GTGT).
- Bước 2: Làm bút toán khấu trừ thuế GTGT -> Nghiệp vụ / Thuế / Khấu trừ thuế GTGT.
V. Tính giá thành sản xuất liên tục gồm bước sau:
- Bước 1: Nghiệp vụ / Tính giá thành / Chọn kỳ tính Giá thành / Chọn PP tính.
- Bước 2: Kho / Tính Giá xuất kho.
VI. Kết chuyển Lãi (lỗ) và Xác định kết quả kinh doanh
- Nghiệp vụ / Tổng hợp / Kết chuyển lãi lỗ.