Khóa học
Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính
05/10/2015 09:10
Kế toán ĐỨC MINH xin chia sẻ với các bạn bài viết "Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính" dưới đây - 1 trong những khâu quan trọng trong quy trình công việc của 1 người làm kế toán tổng hợp.
Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm 2 loại: Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.
- Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo dạng đầy đủ thì áp dụng Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” và một số quy định tại chuẩn mực kế toán số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”.
- Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo dạng tóm lược thì áp dụng Chuẩn mực kế toán số 27 “ Báo cáo tài chính giữa niên độ” và hướng dẫn tại phần này. Mẫu biểu và các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính giữa niên độ thực hiện theo mẫu biểu và các chỉ tiêu trong chế độ báo cáo tài chính năm ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).
Doanh nghiệp nhà nước phải lập báo cáo tài chính quý dạng đầy đủ khi nộp BCTC cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Các DN khác khi tự nguyện lập BCTC quý dạng đầy đủ hoặc tóm lược thì thực hiện theo phần hướng dẫn có liên quan của Thông tư này. Các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán khi thực hiện báo cáo tài chính giữa niên độ thực hiện theo phần hướng dẫn có liên quan của thông tư này và các quy định khác theo pháp luật về thị trường chứng khoán;
Công ty mẹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lập báo cáo tài chính quý của công ty mẹ và báo cáo tài chính tổng hợp quý của công ty mẹ và các công ty con. Từ báo cáo tài chính năm công ty mẹ phải lập báo cáo hợp nhất.
Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (đầy đủ, tóm lược)
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (đầy đủ, tóm lược)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( đầy đủ, tóm lược)
+ Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc
Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là cuối mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV)
Báo cáo tài chính giữa niên độ phải lập đúng hình thức, nội dung, phương pháp và trình bày phải nhất quán giữa các kỳ kế toán, nếu có nội dung khác thì phải giải thích ở Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Các nội dung trình bày trên mỗi báo cáo tài chính giữa niên độ tối thiểu phải bao gồm các đề mục và các số cộng chi tiết được trình bày trong mỗi Báo cáo tài chính năm gần nhất tương ứng, và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính giữa niên độ cũng phải tuân thủ các yêu cầu và nguyên tắc quy định ngắn hạn.
Khi điều chỉnh Báo cáo tài chính giữa niên độ doanh nghiệp phải áp dụng chính sách kế toán nhất quán cho một loại giao dịch cụ thể. Trường hợp doanh nghiệp tự nguyện thay đổi chính sách kế toán vào giữa năm tài chính thì doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp hồi tố, tức là phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính các quý trước.
Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính giữa niên độ cũng phải thực hiện công khai Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính và trình bày BCTC giữa niên độ:
1. Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán giữa niên độ:
1.1. Nguyên tắc lập và trình bày:
Việc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định chung về lập và trình bày BCTC, cũng như các nguyên tắc riêng đối với Bảng cân đối kế toán năm, được quy định trong BCTC doanh nghiệp hiện hành.
Ngoài ra khi lập BC này doanh nghiệp cũng phải tuân thủ các quy định sau
-Áp dụng các chính sách kế toán về ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả tương tự như đối với Bảng cân đối kế toán năm
-Nội dung tối thiểu cần trình bày trong Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược) gồm các khoản mục tổng hợp, mà mỗi khoản mục này là tổng của các khoản mục chi tiết ở Bảng cân đối kế toán năm gần nhất và các số liệu về các sự kiện, các hoạt động mới phát sinh từ cuối niên độ kế toán năm trước gần nhất đến cuối quý BC này.
-Phải trình bày số liệu từ đầu niên độ đến hết ngày kết thúc mỗi quý BC và số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (số đầu năm)
1.2. Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược)
Căn cứ vào các nguyên tắc trình bày nêu trên, bảng cân đối kế toán tóm lược từng quý gồm tối thiểu các khoản mục chủ yếu được sắp xếp theo kết cấu quy định tại Chế độ kế toán Doanh nghiệp (Mẫu số B 01b-DN) ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QD-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính, gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Phần tài sản:
Các chỉ tiêu ở phần “tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán quý theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm :
A . Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn:
Các chỉ tiêu ở phần “nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành tài sản có của doanh nghiệp tại ngày kết thúc quý. Các chie tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang sử dụng và quản lý ở doanh nghiệp, gồm:
A. Nợ phải trả
B. Vốn chủ sở hữu
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán đều phản ánh theo 4 cột:
+Mã số
+Thuyết minh
+Số cuối quý
+Số đầu năm
Mời bạn tham khảo chi tiết lớp học lập báo cáo tài chính tại website: dayhocketoan.edu.vn