Khóa học
Bí quyết học kế toán thực hành tổng hợp hiệu quả
20/03/2015 08:51
Với mục đích chính mà các bạn sinh viên, người làm kế toán là mong muốn có được kinh nghiệm vững chắc về chuyên môn, và kĩ năng xử lý các tình huống nghiệp vụ trong nghề.
Để nâng cao kinh nghiệm, nhiều bạn đã tìm cho mình một khóa học kế toán thực hành thực tế để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và nâng cao tay nghề. Nhưng các bạn lại thắc mắc khóa học kế toán thực hành thực tế đó là như thế nào, liệu học xong có làm được việc ngay luôn.
Vì trên thực tế các bạn được trang bị khá đầy đủ hệ thống lý thuyết nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành và đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay khá cao.
Vậy làm thế nào để trang bị cho bản thân kỹ năng thực hành kế toán để đáp ứng yêu cầu từ mọi nhà tuyển dụng?
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến năm 2014 con số 162.000 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Và sinh viên thuộc chuyên ngành kế toán cũng không ngoại lệ. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều cần có nhân viên, bộ phận kế toán, tuy nhiên gần như đại đa số sinh viên ra trường vẫn chưa thể đáp ứng được những rào cản của nhà tuyển dụng.
Cơ bản đầu tiên các bạn vẫn phải nắm vững được các lý thuyết căn bản là nguyên lý kế toán !
Nếu các bạn không muốn mình rơi vào trong số những người thất nghiệp thì hãy nắm vững nhứng lý thuyết cơ bản của ngành kế toán vì đó là nền tảng vững chắc để các bạn phát triển kĩ năng thực tế.
Thực tế cho thấy, khi hỏi những sinh viên thất nghiệp thì phần lớn đếu trả lời rằng do nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm nhưng lý do hoàn toàn không phải vậy.
Bạn thử nghĩ xem khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi một tên tài khoản nào đó bất kỳ bạn có chắc là mình nhớ không ? Không nhớ tên hệ thống tài khoản, không biết các hình thức ghi sổ kế toán thì làm sao bạn có thể có được một công việc đúng chuyên ngành khi không đáp ứng được những yêu cầu nhỏ như vậy.
Do đó, bạn nên làm nhiều bài tập để dễ nhớ tên tài khoản, cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Là kế toán chắc chắn mỗi người phải biết quy trình kế toán tổng hợp:
Để học kế toán thực hành hiệu quả bạn phải biết được quy trình kế toán tổng hợp. Từ quy trình kế toán này, bạn sẽ thấy được mình cần làm gì để hoàn thiện phần thực hành kế toán cho bản thân.
Quy trình học thực hành kế toán tổng hợp là tổng hợp mối quan hệ giữa các công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định trong thực tế làm kế toán tại doanh nghiệp. Ở bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng cũng đều tuân thủ theo một quy trình kế toán tổng hợp này. Cụ thể, quy trình kế toán bao gồm 7 bước sau:
Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong quá trình kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh những công việc liên quan đến tài chính thì được gọi là nghiệp vị kinh tế phát sinh. Cụ thể, bằng chứng pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành của các giao dịch chính là các chứng từ kế toán.
Bước 2: Lập và thu nhận chứng từ kế toán
Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch được gọi là chứng từ gốc.
Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết. Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán.
Bước 4: Thực hiện bút toán cuối kỳ
Bước này nhằm xúc định số dư của tài sản, nguồn vốn và xác định được lãi lỗ trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là công việc bắt buộc kế toán phải làm vào cuối kỳ là thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán.
Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Căn cứ vào sổ sách thực hiện ở bước 4, kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và chính xác chưa, vì đây là bước để tiến hành lập báo cáo tài chính.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế
Từ nhật ký sổ cái và sổ chi tiết, kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 bảng: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời, sẽ lập báo cáo quyết toán thuế để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để nộp cho cơ quan thuế.
Bước 7: In sổ sách, đóng quyển và lưu kho
Việc lưu trữ sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau và đây cũng là công việc cuối cùng của kế toán.
Ngoài ra bạn nền Tìm kiếm và tân dụng những cơ hội thực tập bên ngoài doanh nghiệp dù là nhỏ nhất, đây sẽ là nơi để bạn va chạm thực tế hay Tham gia một khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế để tiếp xúc với những kế toán trưởng, kế toán viên nhiều năm trong nghề, được Học hỏi kinh nghiệm, được chia sẻ những bí quyết khi làm việc.