Kinh nghiệm làm kế toán thuế cần biết

09/01/2015 16:27

Kế toán thuế là 1 trong những công việc khiến người làm kế toán đau đầu, bởi vậy ĐỨC MINH xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm thực tế về kế toán thuế. Mời các bạn cùng theo dõi.

Kinh nghiệm làm kế toán thuế đầu tiên

Thứ nhất: Lưu ý với giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
Người mới bắt đầu nhận làm báo cáo thuế và sổ sách kế toán cho doanh nghiệp thì công việc đầu tiên là phải tìm hiểu Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó bao gồm: tên chính xác của công ty, địa chỉ, mã số thuế, ngày thành lập doanh nghiệp, vốn đăng ký của doanh nghiệp là bao nhiêu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là gì… 

Thứ hai: Tiếp nhận hồ sơ, sổ sách, chứng từ:
+ Nếu bạn đi làm cho một doanh nghiệp mới thành lập thì bạn có thể tham khảo bài viết Làm kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập ở các bài tiếp theo mà chúng tôi chia sẻ sau. Tuy nhiên với những bạn còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế thì có thể tham gia lớp học kế toán thuế tại ĐỨC MINH, bạn sẽ được học kê khai thuế qua mạng, học quyết toán, báo cáo thuế cuối năm,... để lấy kinh nghiệm thực tế quan trọng nhất trước khi bước vào làm cho các doanh nghiệp,

kinh nghiệm làm kế toán thuế

Ngoài ra bạn có thể học thêm lớp học kế toán tổng hợp không chỉ làm về thuế, mà bạn còn được làm về cách lập báo cáo tài chính, in chuyển sổ... 

+ Nếu bạn đi làm ở dạng bổ sung nhân sự thì kế toán trưởng, hoặc trưởng phòng sẽ phân chia công việc cụ thể cho bạn.
+ Còn nếu bạn đi làm ở dạng thay nhân sự thì bạn cần được bàn giao, tiếp nhận các giấy tờ, sổ sách, chứng từ sau:
Lập biên bản bàn giao có xác nhận của Giám đốc công ty:
Nhận bàn giao BCTC và sổ sách, chứng từ kế toán. Phải kiểm tra tài liệu sổ sách, BCTC xem các năm trước làm có đúng không.
1- Nhận báo cáo sổ sách gồm:
+ Báo cáo tài chính
+ Tờ khai thuế tháng (12 tháng), tờ khai quý (4 quý), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
+ Sổ sách (sổ tổng hợp, sổ chi tiết ….)
2- Nhận chứng từ gồm:
+ Hóa đơn đầu vào, đầu ra (bản gốc)
+ Hố sơ, hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán hàng hóa….
+ Phiếu thu, chi, nhập, xuất…
+ Chứng từ ngân hàng….
Công việc của kế toán thuế dường như đã được lập trình sẵn theo lịch, kế toán thuế cần chu ý đến các thời hạn nộp báo cáo để tránh bị phạt.

Chúc các bạn có được những kinh nghiệm, bài học quý giá nhất về những mảng kế toán ở các lĩnh vực tiếp theo!

 

Thong ke