Tồn quỹ tiền mặt – vấn đề mà kế toán cần để tâm khi quyết toán thuế

08/02/2017 15:57

Tồn quỹ tiền mặt nhiều khi quyết toán thuế không phải là trường hợp xảy ra nhiều trong quyết toán thuế nhưng không phải là trường hợp hiếm gặp. Vấn đề tồn quỹ tiền mặt có thể do số tiền góp vốn kinh doanh không phải là con số thực dẫn đến lượng tiền tăng ảo dẫn đến sai số tiền mặt khi quyết toán thanh tra thuế

1.Về thời hạn gốp vốn điều lệ của các thành viên

 

thời hạn gốp vốn điều lệ của các thành viên

Thời hạn gốp vốn điều lệ của các thành viên

* Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định được ghi trong điều lệ công ty.

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 (theo NĐ 102/2010/NĐ-CP):

+ Cổ phần là 90 ngày

+ TNHH là 36 tháng = 03 năm

-  Doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7/2015 (theo luật DN 68/2014/QH13):

+ Cả công ty Cổ Phần và TNHH đều có thời hạn góp là 90 ngày

=> Thời hạn góp vốn cụ thể trong thời hạn trên của doanh nghiệp sẽ được ghi trong điều lệ góp vốn của công ty.

 

2.  Mức xử phạt khi số vốn góp bị thiếu quá thời hạn ghi trong điều lệ góp vốn của công ty

 

Mức xử phạt khi số vốn góp bị thiếu quá thời hạn ghi trong điều lệ góp vốn của công ty

Mức xử phạt khi số vốn góp bị thiếu quá thời hạn ghi trong điều lệ góp vốn của công ty

- Căn cứ vào Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (có hiệu lực 01/01/2014)

 Theo điều 23 khi vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

+  Phạt tiền từ 5tr đồng đến 10tr đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  • Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn
  • Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký

+ Phạt tiền từ 10tr đồng đến 20tr đồng đối với những hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.

+ Phạt tiền từ 25tr đồng đến 30tr đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
  • Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể;
  • Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

>>> Vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên tối thiểu 100 tỷ đồng

3. Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hay không?

 

Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hay không?

Chi phí lãi vay có được tính là chi phí hợp lý hay không?

- Chi phí lãi vay chia làm 3 trường hợp:

a) Góp vốn điều lệ thiếu so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay

– Góp vốn điều lệ thiếu: Vay = Vốn điều lệ thiếu thì toàn bộ 635 không là chi phí hợp lý

– Góp vốn điều lệ thiếu: Vay < Vốn điều lệ thiếu thì toàn bộ 635 không là chi phí hợp lý

– Góp vốn điều lệ thiếu: Vay > Vốn điều lệ thiếu thì xuất toán phần giá trị 635 tương ứng phần vốn điều lệ bị thiếu , phần vay vượt vẫn là chi phí hợp lý

b) Góp vốn điều lệ đầy đủ so với giấy phép kinh doanh và điều lệ của công ty: khi đi vay có phát sinh chi phí lãi vay phải trả cho: các tổ chức tín dụng hoặc cá nhân, tổ chức khác cho vay

– Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều thì chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý: như không có dự án đầu tư, không có hồ sơ chứng minh doanh nghiệp sẽ dùng lượng tiền mặt lớn trong tương lai gần….

– Nếu lượng tiền mặt và tiền gửi còn nhiều: cho dù đã đã hạch toán phân tác các khoản tiền này vào TK 141,138…  thì chi phí 635 cũng không được tính là chi phí hợp lý, nếu hồ sơ giải trình không hợp lý

-  Nếu tiền mặt, tiền gửi tồn nhiều trên sổ sách mà đi vay cá nhân hoặc ngân hàng để mua văn phòng, xe ô tô, hay khác….thì chi phí lãi vay 635 sẽ không được tính là chi phí hợp lý trừ khi có dự án đầu tư có nhu cầu vốn lưu động cao

=> Góp vốn điều lệ bị thiếu hay tồn nhiều thì chi phí lãi vay cũng không được chấp là chi phí hợp lý

là chi phí hợp lý. Đến cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm khi nhập giá giá trị chi phí lãi vay không được tính vào chi phí hợp lý vào chỉ tiêu “[B4]=…”  chi phí lãi vay tương ứng phần vốn góp bị thiếu , hoặc tồn nhiều mà vẫn đi vay phát sinh chi phí lãi vay làm tăng thu nhập tính thuế

>>> Chi phí lãi vay được chấp nhận là chi phí hợp lý khi nào?

4. Hướng dẫn xử lý hạch toán vốn góp

 

Hướng dẫn xử lý hạch toán vốn góp

Hướng dẫn xử lý hạch toán vốn góp

- Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC của chuẩn mực kế toán, khi các thành viên góp vốn, kế toán căn cứ vào phiếu thu tiền, biên bản bàn giao tài sản… kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 111, 112, 211…

    Có TK 411

- Trong trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn, kế toán tuyệt đối không được hạch toán tăng vốn góp. Số dư có trên TK 411, chỉ là số vốn thực tế mà doanh nghiệp đã thu được tại thời điểm ghi sổ.

- Gỉa sử: kế toán căn cứ vào số vốn đăng ký trên điều lệ để hạch toán

Ghi Nợ TK 111,138…

             Có TK 411 đang được coi là góp vốn ảo

=> Việc góp vốn ảo gây ra nhiều hệ lụy cho kế toán và doanh nghiệp như :

+ Dư nhiều tiền mặt trong khi vẫn đi vay vốn kinh doanh

+ Khoản phải thu nhiều dẫn tới hệ số tài chính không đúng khi phân tích báo cáo tài chính.

+ Các chủ đầu tư không hiểu số vốn thực góp của doanh nghiệp là bao nhiêu khi nhìn vào báo cáo tài chính

+ Khó giải trình về việc dư quỹ tiền mặt cao

 5. Hướng dẫn hạch toán điều chỉnh bút toán góp vốn ảo

 

Hướng dẫn hạch toán điều chỉnh bút toán góp vốn ảo

Hướng dẫn hạch toán điều chỉnh bút toán góp vốn ảo

- Nếu doanh nghiệp đã hết thời hạn góp vốn, và điều chỉnh vốn điều lệ, nhưng kế toán đã hạch toán ghi tăng vốn ảo, tức là đã hạch toán tăng tiền mặt, hoặc tăng khoản phải thu để ghi tăng vốn góp…, thì căn cứ vào bút toán đã ghi sai, kế toán hạch toán bút toán điều chỉnh, và ghi giảm vốn ảo.

+ Nếu ghi tăng tiền mặt, kế toán ghi bút toán điều chỉnh do ghi tăng vốn góp bằng tiền sai, và hạch toán:

 Nợ TK 111: (Ghi âm Số vốn đã tăng ảo)

Có TK 411: ( Ghi âm Số tiền đã tăng ảo)

+ Nếu ghi tăng khoản phải thu, kế toán ghi bút toán điều chỉnh ghi tăng vốn sai và hạch toán:

Nợ TK 138: ( Ghi âm Số vốn đã tăng ảo )

Có TK 411: ( Ghi âm Công nợ đã tăng ảo)

>>> Những điều mà kế toán cần phải lưu ý trong mùa quyết toán thuế 2016

>>> Cần chuẩn bị những gì cho quyết toán thuế cuối năm

>>> Hạn nộp quyết toán thuế tncn và các loại báo cáo thuế 2016

Thông tin thêm về các khóa học tại Kế toán Đức Minh mời các bạn tham khảo:

>>> Trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp

>>> Học kế toán ngắn hạn

>>> Phần mềm kế toán misa

Thong ke