Khóa học
Tìm hiểu về Kế toán hành chính sự nghiệp
01/02/2015 21:46
Kế toán hành chính sự nghiệp là công cụ điều hành quản lý các hoạt động kinh doanh tài chính của các đơn vị hành chính.
Đặc điểm của các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kỹ thuật … hoạt động bằng nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận biếu, tặng … theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.
Kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách của nhà nước tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, là công cụ điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của các đơn vị hành chính. Do đó, để quản lý và chủ động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị hành chính sự nghiệp phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu này.
Dựa vào báo dự toán, ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế toán không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách nhà nước.
Việc sắp xếp, bố trí, phân công việc cho những người làm công tác kế toán trong đơn vị sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với qui mô hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị thật sự rất quan trọng trong các Đơn vị hành chính sự nghiệp.
Nội dung của kế toán hành chính sự nghiệp
Kế toán vốn bằng tiền:
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm : Tiền mặt tại quỹ, tiền gởi tại ngân hàng, kho bạc.
Kế toán vật tư, tài sản:
Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa tại đơn vị.
Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có, tình hình biến động của tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa Tài sản tại đơn vị.
Kế toán thanh toán:
Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu theo từng đối tượng thanh toán trong và ngoài đơn vị.
Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả cán bộ viên chức và các khoản phải trả, phải nộp khác.
Các đơn vị cá tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phải đăng ký kê khai nộp thuế theo luật định.
Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ:
Phản ánh việc tiếp nhận, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí ngân sách cấp, nguồn kinh phí thu tại đơn vị, nguồn kinh phí viện trợ, tài trợ và thanh quyết toán các nguồn kinh phí, phản ánh số hiện có và tình hình biến động nguồn kinh phí hình thành tài sản cố định.
Phản ánh tình hình trích lập và sử dụng các quỹ của đơn vị : quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển HĐSN
Kế toán chi :
Phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi sản xuất dịch vụ và chi phí của các hoạt động khác trên cơ sở đó xác định kết quả của hoạt động sản xuất dịch vụ và hoạt động khác.
Phản ánh các khoản chi không Thường xuyên như : chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Cấp bộ, ngành, chi nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước….., giảm biên chế…
Kế toán các khoản thu :
Phản ánh các khoản thu về phí, lệ phí và các khoản thu SN phát sinh ở đơn vị
Phản ánh các khoản thu về HĐ SXDV, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu lãi tiền gởi ….
Kế toán chênh lệch thu chi :
Dựa trên cơ sở tổngsố thu và tổng số chi của từng hoạt động xác định kết quả chênh lệch thu chi để có phương án phân phối số chênh lệch đó theo qui định của cơ chế tài chính.
Lập báo cáo tài chính theo qui định để gởi lên cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính.